Hiệp ước độc lập Pháp-Syria Cộng_hòa_Syria_(1930–1958)

Sau cuộc đàm phán kéo dài trong ba tháng với Damien de Martel, Cao ủy Pháp tại Syria, Hashim al-Atassi đi đến Paris cùng một nhóm đoàn đại biểu cấp cao Khối. Mặt trận bình dân (Pháp)-đứng đầu chính phủ Pháp, mới thành lập vào tháng 6 năm 1936 sau bầu cử lập pháp của Pháp năm 1936, đã đồng ý công nhận Khối dân tộc là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Syria và mời al-Atassi để đàm phán hiệp ước độc lập. Hiệp ước dẫn đến sự kêu gọi công nhận ngay lập tức độc lập Syria là một nước cộng hòa có chủ quyền, với sự giải phóng toàn bộ dần dần trong khoảng 25 năm.

Năm 1936, Hiệp ước độc lập Pháp-Syria đã được ký kết, hiệp ước đó sẽ không được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp của Pháp. Tuy nhiên, hiệp ước cho phép Jabal Druze, Alawite (bây giờ gọi là Latakia), và Alexandretta được sáp nhập vào các nước cộng hòa Syria trong hai năm tiếp theo. Greater Lebanon (nay là Liban) là nhà nước duy nhất không tham gia Cộng hòa Syria. Hashim al-Atassi, là thủ tướng dưới triều đại ngắn ngủi của vua Faisal (1918-1920), trở thành tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới được thông qua sau khi ký kết hiệp định độc lập.

Hiệp ước đảm bảo sự kết hợp trước đây của nhà nước tự trị DruzeAlawite với khu vực thành Đại Syria, nhưng không phải bao gồm Liban, mà Pháp đã ký một hiệp ước tương tự trong tháng mười một. Hiệp ước cũng hứa cắt giảm sự can thiệp của Pháp trong công việc nội bộ của Syria cũng như giảm sự hiện diện của quân đội Pháp, nhân viên và các căn cứ quân sự tại Syria. Đổi lại, Syria cam kết ủng hộ Pháp trong thời chiến tranh, bao gồm cả việc sử dụng không phận của Syria và cho phép Pháp để duy trì hai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria. Quy định về chính trị, kinh tế và văn hóa khác đã được bao gồm trong điều khoản của hiệp ước.

Atassi trở lại Syria trong chiến thắng vào ngày 27 tháng 9 năm 1936 và được bầu trở thành Tổng thống của Syria trong tháng 11.

Trong tháng 09 năm 1938, Pháp một lần nữa tách Syria khi cho Alexandretta sáp nhập vào Quốc gia Hatay. Quốc gia Hatay gia nhập Thổ Nhĩ Kỳ một năm sau đó, vào tháng 06 năm 1939. Syria đã công nhân sự sáp nhập của Hatay vào Thổ Nhĩ Kỳ và sự tranh chấp lãnh thổ này vẫn chưa kết thúc cho đến thời điểm hiện tại.

Các mối đe dọa đang nổi lên do Adolf Hitler gây ra một nỗi sợ hãi bị đánh tạt sườn bởi Đức Quốc xã nếu Pháp từ bỏ thuộc địa của Pháp ở Trung Đông. Điều đó, cùng với khuynh hướng kéo dài chủ nghĩa đế quốc của giới lãnh đạo chính phủ Pháp, dẫn đến việc Pháp xem xét lại lời hứa của mình và từ chối phê chuẩn hiệp ước với Syria. Ngoài ra, Pháp nhượng lại Alexandretta, lãnh thổ mà đã từng được đảm bảo như là một phần của Syria trong hiệp ước, để sáp nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ. Bạo loạn lại nổ ra, Atassi từ chức và độc lập Syria đã bị trì hoãn cho đến sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.